Tiêu chuẩn kỹ thuật của bộ khống chế vận tốc thang máy
– Bộ khống chế vận tốc phải tác động tới cơ cấu hãm bảo hiểm, hoạt động khi vận tốc chuyển động của cabin (đối trọng) lớn hơn vận tốc định mức trên 15% và không lớn hơn: 40% với vận tốc hơn 0.5m/s đến 1.4m/s; 33% với vận tốc lớn hơn 1.4m/s đến 4.0m/s; 25% với vận tốc lớn hơn 4.0m/s.
– Bộ khống chế vận tốc phải tác động tới bộ hãm bảo hiểm đối trọng hoạt động ở vận tốc chưa vượt quá vận tốc tác động của bộ hãm bảo hiểm cabin.
– Bộ khống chế vận tốc phải có công tắc điện an toàn.
– Kết cấu của bộ khống chế vận tốc phải bảo đảm hoạt động với độ tin cậy cao.
– Để dẫn động bộ khống chế vận tốc cho phép dùng cáp thép đường kính không nhỏ hơn 6mm, đai thép, xích thép và tổ hợp các loại dây đó.
– Cáp xích của bộ khống chế vận tốc phải được kéo căng bằng thiết bị kéo căng tương ứng và phải được giữ bằng một lực không nhỏ hơn 1.25 lần yêu cầu tác động của cơ cấu hãm bảo hiểm, nhưng không nhỏ hơn 300N. Thiết bị kéo căng phải có công tắc điện an toàn.
– Cáp hoặc xích của bộ khống chế vận tốc phải được tính toán với hệ số dự trữ bền không nhỏ hơn.
– Nếu thử nghiệm bộ khống chế vận tốc mà không thể cho cabin (đối trọng) chuyển động với vận tốc yêu cầu, thì bộ khống chế vận tốc phải được trang bị thiết bị tương ứng, đảm bảo có thể thử nghiệm được với vận tốc làm việc.
– Bộ khống chế vận tốc trong giếng thang, trong buồng máy phải được bố trí sao cho có thể dễ dàng tiếp cận, kiểm tra và bảo dưỡng.
– Bộ khống chế vận tốc của thang máy có vận tốc danh nghĩa lớn hơn 2m/s, phải có chỗ cặp chì các bộ phận dùng để điều chỉnh.
– Bộ khống chế vận tốc phải được gắn nhãn của cơ sở chế tạo.
Bộ khống chế vận tốc được tích hợp sử dụng cho từng thiết bị thang máy với khả năng hỗ trợ cho việc kiểm soát tốc độ hoạt động của thang máy trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Chính sự kiểm soát một cách chặt chẽ, chắc chắn và an toàn như vậy giúp quá trình sử dụng thang máy diễn ra thuận lợi, phục vụ cho người dùng một cách tốt nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.